PQA BỔ THẬN THỦY

204.000 

  • Công dụng của PQA Bổ Thận Thủy: Bồi bổ giúp dưỡng huyết bổ âm, từ đó giảm đi các biểu hiện tay chân hay ra nhiều mồ hôi, hoặc ra mồ hôi trộm.
  • Trạng thái: Còn hàng.
  • Vận chuyển: Miễn phí vận chuyển toàn quốc
  • Thanh toán: COD – Thanh toán khi nhận hàng

Mô tả

PQA Bổ Thận Thủy siro chai 125ml gồm các thảo dược hỗ trợ giúp bổ âm dưỡng huyết, hạn chế các biểu hiện ra mồ hôi tay chân, mồ hôi trộm.

PQA bổ thận thủy

PQA Bổ Thận Thủy có thành phần:

Trong 125ml, có chứa 62,5g cao lỏng tương đương với chiết xuất từ các loại thảo mộc sau:

  • Địa cốt bì:……… 20,83g
  • Thục địa:………. 20,83g
  • Sơn thù:………… 10,41g
  • Bạch truật:……… 6,25g
  • Sa sâm:………….. 6,25g
  • Tang diệp:………. 6,25g
  • Nhân sâm:……… 2,09g
  • Ngũ vị tử:……….. 2,09g

Phụ liệu được điều chế để đảm bảo tổng dung tích là 125ml.

Công dụng:

Bồi bổ giúp dưỡng huyết bổ âm, từ đó giảm đi các biểu hiện tay chân hay ra nhiều mồ hôi, hoặc ra mồ hôi trộm.

Đối tượng sử dụng:

Sử dụng cho người lớn, đặc biệt là trẻ em hay ra nhiều mồ hôi hoặc hay ra mồ hôi trộm.

Cách sử dụng:

Uống 3 lần mỗi ngày theo liều lượng dưới đây:

  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Mỗi lần 5ml-10ml
  • Trẻ em từ 7 – 12 tuổi: Mỗi lần 10ml -15ml
  • Trẻ em từ 13 – 17 tuổi: Mỗi lần 15ml – 20ml
  • Người lớn: Mỗi lần uống 20 – 30ml

Sử dụng liên tục trong 3 tháng, và nên thực hiện 2 – 3 đợt.

Lưu ý:

  • Pha sản phẩm với nước mát.
  • Hương vị chua thanh mát của thảo dược là đặc trưng và tốt cho sức khỏe.
  • Trước khi sử dụng, khuấy đều sản phẩm và uống hết vì sản phẩm có lắng cao thảo dược.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm PQA Bổ Thận Thủy sau 4 tuần kể từ khi mở nắp lần đầu tiên.

Cảnh báo về sức khỏe:

  • Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
  • Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh.

Bảo quản:

Bảo quản sản phẩm PQA Bổ Thận Thủy ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không vượt quá 30 độ C.

Hạn sử dụng:

Sản phẩm có hạn dùng là 36 tháng từ ngày sản xuất (ngày in trên bao bì).

hướng dẫn sử dụng pqa bổ thận thủy

MỒ HÔI TRỘM

Triệu chứng mồ hôi trộm ở trẻ biểu hiện như thế nào?

Mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng trẻ bị ra mồ hôi rất nhiều trong trạng thái tĩnh, trẻ thường bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm nên dân gian quen gọi là “đổ mồ hôi trộm”. Tuy nhiên, nếu chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ.

– Trẻ có mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.

– Dấu hiệu thường gặp ở trẻ là quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Theo lời bác sĩ nhi khoa, trẻ con thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn non nớt. Bên cạnh đó, bé có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

Trước tiên cần phân biêt trẻ đổ mồ hôi do nóng hoặc lạnh với trẻ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ

  • Bé bị nóng sẽ cảm thấy nóng nực trước khi bắt đầu ngủ sâu. Còn bé đổ mồ hôi trộm, dù ngủ dậy với mồ hôi ướt đẫm quần áo, bé vẫn thấy thoải mái trong khi ngủ. Khi gáy trẻ ấm, đầu nóng thì mồ hôi đó là nóng. Còn khi gáy lạnh, quanh đầu cũng lạnh thì đó là mồ hôi do lạnh, chỉ cần lau hết mồi hôi và ủ ấm là hết.
  • Vì vậy, nếu con của bạn đổ hồ môi trước khi ngủ hay nếu bé khó chịu vì trời quá oi bức, hãy điều chỉnh máy điều hòa nhiệt độ và chắc chắn rằng bé không đắp quá nhiều chăn. Mẹ cũng nên lưu ý trang phục mặc ngủ của bé, chỉ cần một lớp đồ ngủ là đủ rồi.

Cần phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý

– Do sinh lý: Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

– Do bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết, đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm).

Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng. Đây là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt.

Đẩy lùi chứng mồ hôi trộm ở trẻ bằng bài thuốc YHCT

Mồ hôi trộm là hiện tượng rối loạn bài tiết mồ hôi, thường xảy ra trong khi ngủ. Mồ hôi ra rất nhiều, ra mồ hôi như tắm gây ướt quần áo, đệm, ga trải giường, hiện tượng ra mồ hôi này không liên quan đến nhiệt độ môi trường.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra mồ hôi trộm, theo lý luận y học cổ truyền: khi các nguyên nhân gây bệnh từ tà khí bên ngoài (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) hay các nguyên nhân gây bệnh bên trong (vui, giận, lo, buồn, nghĩ kinh sợ) làm ảnh hưởng đến hoạt động công năng của khí đều có thể xuất hiện chứng ra mồ hôi trộm

Y học cổ truyền (YHCT) cũng chỉ ra rằng: thận chủ về cốt tủy nên thận suy yếu sẽ làm cho xương khớp đau nhức, đau lưng, mỏi gối. Mặt khác thận âm hư sẽ làm cho tân dịch trong cơ thể bị thiếu, biểu hiện người gày gò, cảm giác nóng bức, khô khát, tiểu vàng, táo bón, ra mồi hôi trộm.

YHCT nói can thận cùng một nguồn, can tàng huyết, thận tàng tinh, âm của can thận tư sinh lẫn nhau. Can âm sung túc thì tàng ở  thận, thận âm vượng thịnh thì nuôi cho can. Can thận âm dịch không đủ gây choáng váng ù tai, bể tủy không đủ thì sinh hay quên. Âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa phù lên thì gò má đỏ hồng, nhiệt bức dịch tiết ra thì mồ hôi trộm.

Bài thuốc Bổ âm chỉ hãn thang gồm các dược liệu quý như: Bạch truật, Địa cốt bì, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Sa sâm, Sơn thù, Tang diệp, Thục địa có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết, Trị đạo hãn chủ trị chứng mồ hôi, mồ hôi trộm. Trong đó:

– Bạch truật: Kiện tỳ, táo thấp, hòa trung, lợi thủy. Dùng tốt trong trường hợp ra mồ hôi, phù thũng

– Địa cốt bì: Có tác dụng lương huyết, thanh phế, giáng hỏa. Trị hư lao triều nhiệt, ra mồ hôi trộm

– Ngũ vị tử: được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau: Cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm)

– Nhân sâm: có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ

– Sa sâm: dưỡng âm thanh phế, ích vị sinh tân

– Sơn thù: Bổ ích can thận, thu liễm cố sáp

– Tang diệp: được dùng là thuốc ra mồ hôi, làm dịu mát

– Thục địa: Tư âm dưỡng huyết, Bổ thận

Ứng dụng tinh hoa của bài thuốc, Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA đã sản xuất nên sản phẩm PQA Bổ thận thủy có công dụng Hỗ trợ giúp bổ âm dưỡng huyết, hạn chế các biểu hiện ra mồ hôi tay chân, mồ hôi trộm . Dùng rất tốt cho Trẻ em, người lớn ra nhiều mồ hôi trộm, mồ hôi chân tay.

KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

PQA bổ thận thủy

Kết hợp với Kiện tỳ ích khí => Bổ tỳ, ích khí, ăn ngon

PQA bổ thận thủy

Kết hợp với Dưỡng tâm => Ngủ ngon, tinh thần thư thái

PQA bổ thận thủy

Bộ sản phẩm hoàn hảo dành cho trẻ bị mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi

Hotline: 0987.575.689