Mô tả
PQA Mộc Thông là dược phẩm thảo dược giúp thanh nhiệt, lợi tiểu hỗ trợ giảm các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu ít, nước tiểu đỏ và đục giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
PQA Mộc Thông có thành phần:
Trong mỗi 10 ml, có chứa 5g cao lỏng, tương đương với lượng thảo dược khô:
- Xa tiền tử:…………. 1g
- Kim ngân hoa:…… 1g
- Mộc thông:…… 0,75g
- Liêu kiều:……… 0,75g
- Chi tử:………….. 0,63g
- Đại hoàng:……… 0,5g
- Cam thảo:…….. 0,37g
Phụ liệu: nipasel, nipagin, nước tinh khiết vừa đủ 10ml.
Công dụng:
- Hỗ trợ lợi tiểu, thanh nhiệt.
- Giúp “đẩy lùi” các triệu chứng như: tiểu ít, tiểu buốt, nước tiểu đục và đỏ.
- Giúp giảm những nguy cơ của viêm đường tiết niệu.
Đối tượng sử dụng:
Sử dụng cho những người đang gặp tình trạng: tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đôi khi đục và đỏ, nguy cơ bị viêm đường tiết niệu.
Hướng dẫn sử dụng:
Uống 3 lần mỗi ngày:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Tham khảo ý kiến của DS, bác sĩ.
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Mỗi lần sử dụng 5ml.
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần sử dụng 10ml.
- Trẻ trên 12 tuổi: Mỗi lần sử dụng 15ml.
- Người lớn: Mỗi lần sử dụng 30ml.
Dùng liên tục trong 3 tháng, và có thể lặp lại 2 – 3 đợt.
Sản phẩm không chứa saccarose (đường kính), có thể sử dụng cho những người bị tiểu đường.
Lưu ý:
- Sản phẩm có lắng cao thảo dược, nên lắc đều trước khi sử dụng.
Cảnh báo về sức khỏe:
- Không sử dụng PQA Mộc Thông cho phụ nữ đang mang thai và những ai mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm.
- Trước khi sử dụng sản phẩm, hãy tham khảo ý kiến của DS hoặc bác sĩ.
- Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế cho thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh.
Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Hạn sử dụng:
36 tháng kể từ ngày sản xuất là hạn sử dụng của sản phẩm PQA Mộc Thông. Thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu (bao gồm: thận, bàng quang và niệu quản)
Với các dạng bệnh chính như viêm bàng quan, viêm thận (viêm bể thận), nhiễm khuẩn niệu. Viêm bàng quang là bệnh thường hay gặp và thường không nghiêm trọng nếu được hỗ trợ điều trị nhanh. Nhưng nếu nhiễm trùng lan lên thận nó có thể gây bệnh nặng hơn. Đặc biệt là khi vi khuẩn có hiện tượng kháng lại các loại thuốc thông thường thì tình trạng sẽ trở lên đau đớn và khó hỗ trợ chữa trị hơn.
Theo thống kê, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh này nhiều hơn nam giới, có đến từ 20 – 40% phụ nữ đã từng mắc chứng bệnh này tại một thời điểm nào đó trong đời. Bệnh xảy ra ở bé gái nhiều hơn hẳn bé trai với tỷ lệ là 5:1.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu
Phần lớn viêm đường tiết niệu là viêm bằng quang, nặng hơn nữa nếu hiện tượng viêm nhiễm bàng quang nếu không được hỗ trợ điều trị hiệu quả sẽ lan từ bàng quang lên 1 hoặc 2 thận gây viêm thận (viêm bể thận).
Triệu chứng của viêm bàng quang bao gồm:
- Đau và rát khi đi tiểu, nước tiểu bỏng rát, có cảm giác buốt như kim châm giữa các lần đi vệ sinh
- Tiểu gấp không kiềm được, người bệnh thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu liên tục, nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít.
- Đau bụng dưới, nóng rát vùng bụng dưới, bụng ậm ạch khó chịu.
- Nước tiểu đục và có mùi hôi.
- Một số người có thể không có triệu chứng
Triệu chứng của viêm thận bao gồm:
- Đau một bên thắt lưng hoặc có cảm giá lạnh sống lưng.
- Sốt, ớn lạnh hoặc rét run.
- Buồn nôn và nôn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu
Theo quan điểm của Y học hiện đại
Viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên viêm nhiễm. Chúng thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Đầu tiên mầm bệnh lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó xâm nhập và gây viêm lan lên các bộ phận trên.
Có đến 90% trường hợp gây bệnh là do vi khuẩn “ Escherichia coli ” gây ra. Vì vi khuẩn này có khả năng thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi….
Một số vi khuẩn khác gây bệnh ví dụ như Klebsiella, Proteus, Staphylococcus Saprophyticus . Phần lớn các vi khuẩn này là vi khuẩn đường ruột, thường ký sinh ở ruột già của trẻ, phần nhỏ là nguyên nhân do nấm gây ra.
Viêm đường tiết niệu do nóng trong, gây nóng, rát, buốt mỗi khi đi tiểu, đối tượng này thường bị tái phát vào mùa hè, hoặc những người thường xuyên uống rượu bia, hay ăn đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.
Các yếu tố khác làm cho viêm đường tiết niệu dễ bị xảy ra như các bệnh sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường , suy giảm miễn dịch , già yếu, suy kiệt… Bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu, nó làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
Theo quan điểm của Đông y
Do ngoại tà xâm nhập, thận mất chức năng khí hóa, thấp nhiệt nội uẩn dồn xuống bàng quang, huyết kết hạ tiêu, thủy đạo đình trệ không thông gây nên bệnh.
Biến chứng viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu (chủ yếu là viêm bàng quang) thường không phải là cấp cứu nội khoa, nhưng một người có nguy cơ cao bị biến chứng như phụ nữ có thai, người già, người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn thận, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Biến chứng nguy hiểm thường thấy khi bệnh nhân viêm đường tiết liệu không được hỗ trợ điều trị hiệu quả là nhiễm trùng có thể lan từ bàng quang lên 1 hoặc 2 thận. Khi vi khuẩn tấn công thận, chúng có thể gây tổn thương thận và làm giảm chức năng thận. Ở những người bị bệnh thận, điều này có thể tăng nguy cơ suy thận. Tuy hiếm gặp nhưng nhiễm trùng cũng có thể đi vào dòng máu và theo đường máu sẽ lan tới các tạng khác.
hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh dễ tái phát, vì vậy khi người bệnh mắc chứng bệnh này cần hỗ trợ điều trị kịp thời và hiệu quả, để bệnh không kéo dài về sau.
hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh
Cách sử dụng thông thường đó là sử dụng những loại kháng sinh diệt vi khuẩn. Kèm theo đó là giữ gìn vệ sinh đúng cách nếu không bệnh sẽ nặng hơn, tái phát sẽ rất khó hỗ trợ chữa trị. Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu và dùng kéo dài bao lâu lại tùy thuộc vào từng bệnh cảnh cụ thể sau khi đã có kết quả thăm khám và xét nghiệm nước tiểu. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh khi chưa có kết quả xét nghiệm nước tiểu.
Một điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh đó là phải đúng và đủ liều, đồng thời cần hỗ trợ điều trị theo phác đồ để tránh tình trạng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết, sẽ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt vi khuẩn có thể kháng thuốc sẽ rất khó hỗ trợ điều trị sau này. Khi đó sử dụng các loại kháng sinh liều cao hơn sẽ làm cho người cảm thấy mệt mỏi.
Viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt thì không nên hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh vì bản thân người bệnh không bị nhiễm khuẩn. Do đó sử dụng kháng sinh chỉ làm bệnh nặng hơn mà thôi.
Hỗ trợ hỗ trợ điều trị bằng Đông y
Theo đông y thì viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng lâm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể do thận hư, bàng quang thấp nhiệt, hay do lao lực quá độ, ăn uống thái quá, sinh hoạt không khoa học… Tùy theo từng chứng trạng mà có pháp và phương khác nhau để hỗ trợ điều trị. Trong đó bài thuốc Bát chính tán rất thường được áp dụng trong hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Bài thuốc Bát chính tán là một bài cổ phương được dùng từ rất lâu đời. Bát chính tán có công dụng thanh nhiệt tả hỏa, lợi thủy thông lâm. Chủ trị các chứng thấp nhiệt hạ trú ở bàng quang, tiểu tiện nhỏ giọt, tiểu ngắn, tiểu đỏ, tiểu đau, niệu đạo viêm nóng đau…
PQA Mộc thông được sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Bát chính tán gia giảm có công dụng Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, Hỗ trợ giảm các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu ít, nước tiểu đỏ và đục. Giúp giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.Dùng rất tốt cho người có nguy cơ viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu ít đôi khi đỏ và đục.
KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Kết hợp với Lợi tiểu => Thanh nhiệt, giải độc
Kết hợp với Mệnh môn thủy => Bổ thận âm, Tư âm , dưỡng huyết
Bộ sản phẩm dùng cho người viêm đường tiết niệu
Phòng tránh viêm đường tiết niệu
Để phòng tránh hiệu quả chứng bệnh này cần vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Trước và sau khi quan hệ nên đi tiểu để loại bỏ bớt các vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau khi giao hợp nên uống nước và đi tiểu để giảm vi trùng xâm nhập vào bọng đái và ống dắt tiểu. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày có kinh nguyệt, thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất khi quan hệ không chủ định trước hoặc tình một đêm.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc , nước râu ngô, bông mã đề … để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn. Biện pháp này được coi là hữu hiệu để phòng tránh viêm đường tiết niệu. Không nên nhịn tiểu vì như vậy sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đồng thời làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì đừng vội vã hãy đi từ từ.
- Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật sẽ khó thoát mồ hôi. Không nên sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…
- Nên bổ sung vitamin C, vì chúng ngăn ngừa viêm bàng quang. Vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn. Đồng thời làm tăng mức độ axít trongnước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu…
- Nên uống một số loại nước ép như nước ép trái cây nam việt quất, nước cam nhất là trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra. Ngoài ra còn các loại nước chanh nho tươi, chuối, hạt dưa …