Mô tả
PQA Thiên Niên Kiện là sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức khớp, sưng khớp.
Thành phần của PQA Thiên Niên Kiện:
- Rễ cỏ xước:…………….. 24g
- Cốt khí củ:………………. 16g
- Cẩu tích:…………………. 16g
- Cát sâm:…………………. 16g
- Bạch hoa xà:…………… 16g
- Độc hoạt:………………… 12g
- Dây đau lưng:………….. 9,6g
- Thần khúc:……………… 9,6g
- Chỉ xác:………………….. 9,6g
- Thiên niên kiện:………. 9,6g
- Sơn tra:………………….. 4,8g
- Ngải tượng:…………….. 3,2g
- Phụ liệu (Natri benzoat, nước tinh khiết) vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ bồi bổ gân xương, thông kinh hoạt lạc, giúp giảm các triệu chứng khi bị đau nhức xương khớp và thoái hóa khớp.
Đối tượng sử dụng:
PQA Thiên Niên Kiện dành cho những người đang trải qua thoái hóa xương khớp, có khớp khô cứng, kêu lục cục trong khi vận động, cũng như thoái hóa đốt sống ở lưng và khô dịch ở khớp.
Cách sử dụng:
Uống PQA Thiên Niên Kiện 3 lần mỗi ngày, sau bữa ăn. Nên sử dụng sau khi pha với nước nóng.
- Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần 15ml.
- Người lớn: Mỗi lần 20ml.
- Sử dụng liên tục trong mỗi đợt là 3 tháng.
Nếu cảm thấy đỡ đau trước khi hết 3 tháng, vẫn nên duy trì việc sử dụng để tránh tái phát.
Người bị đau lâu năm nên sử dụng 2-3 đợt.
Lưu ý:
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Sản phẩm không chứa đường saccaroza (đường trắng), an toàn cho người mắc tiểu đường.
- Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh.
- Không nên sử dụng cho những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Hạn sử dụng:
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Tất cả thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì của sản phẩm.
KHÔ KHỚP
Khô khớp là tình trạng khớp bị tổn thương ở đầu gối gây khó khăn khi di chuyển, vận động, đồng thời phát ra tiếng lục cục. Bệnh này ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt rất nhiều của mỗi người, bệnh này thường hay gặp ở những người ít vận động, ngồi lâu trong 1 thời gian dài.
Bệnh khô khớp là gì?
Khô khớp là tình trạng dịch khớp tiết ra ít hoặc không đủ chất nhờn để bôi trơn đầu khớp khiến khớp khó cử động đặc biệt với các hoạt động buộc khớp gối phải vận động nhiều như co, duỗi khớp, leo cầu thang, ngồi… Khớp gối bị khô thường đi kèm với các cơn đau nhức, cứng khớp, đặc biệt khi đứng lên hoặc vận động kèm theo tiếng kêu lục cục đặc trưng.
Nếu lượng dịch khớp tiết ra quá ít khiến sụn khớp bị tổn thương và dần bị bào mòn, mất đi độ trơn tru của sụn khớp. Trải qua thời gian sẽ khiến sụn ngày càng thô ráp, gây nứt, bong tróc. Nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như lệch trục khớp, thậm chí tàn phế.
Đây là tình trạng cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hiểm như tình trạng xương khớp đã dần thoái hóa. Do vậy bạn cần thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Một số đối tượng có nguy cơ bị khô dịch khớp như:
– Người thừa cân béo phì
– Người lao động nặng hoặc ít vận động
– Người thuộc đối tượng vận động viên
– Người gặp vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch….
– Người tuổi tác cao (trên 60 tuổi)
Nguyên nhân gây khô khớp là gì?
Các bác sĩ chuyên môn xương khớp cho biết, bệnh khô khớp có thể là do lão hóa; do sự chăm sóc xương khớp không cẩn thận. Nhiều trường hợp là do thói quen xấu của nhiều người nhất là những người trẻ hiện nay.
- Sụn khớp bị lão hóa:Lão hóa là việc tất yếu xảy ra khi về già, lúc này các sụn khớp bị bào mòn, dịch tiết của cơ thể không còn đáp ứng được nhu cầu bôi trơn toàn bộ bề mặt khớp. Khi lớp sụn khớp không còn nữa thì xương hai bên đầu sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến tình trạng khô khớp.
- Người bệnh gặp chấn thương khớp:Khô khớp do các chấn thương như gãy xương; gân cơ bị giãn, rách; bao hoạt dịch bị kích ứng dẫn đến viêm; ít tiết dịch nhầy để bôi trơn. Lúc này khớp sẽ bị khô và nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ chuyển sang thoái hóa khớp.
- Chế độ ăn uống không hợp lý:Một chế độ dinh dưỡng thiếu hay thừa chất đều có thể tác động xấu đến xương khớp và là nhân tố tăng tình trạng khô các khớp tay ở người trẻ. Ở người béo phì, các khớp bị chèn ép sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch. Còn khi thiếu chất dinh dưỡng các sụn lại không đủ chất để nuôi dưỡng từ đó quá trình sản sinh dịch khớp bị hạn chế.
- Một số các nguyên nhân khác:Ngoài những nguyên nhân để trên hiện tượng khô dịch khớp còn có thể hình thành do các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thập, vảy nến, gout, vôi hóa ổ khớp,…
Triệu chứng bệnh khô khớp
Khô khớp có diễn biến từ từ, tăng dần mức độ khiến người bệnh chủ quan, không kịp thời phát hiện và hỗ trợ điều trị.
Ban đầu, khô khớp biểu hiện bằng những cơn đau nhẹ khi co duỗi tay, chân, cầm nắm, dang tay,… Kèm theo đó là tiếng kêu bất thường ở các khớp. Dần dần, những cơn đau thoáng quá này sẽ xuất hiện với tần suất nhiều và trầm trọng hơn. Khiến bạn phải nắm bóp tay hoặc dừng lại một lúc mới có thể tiếp tục vận động.
Thời gian sau đó, khô khớp sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng hiện tượng sưng, nóng, đỏ và đau tại khớp bị tổn thương. Bệnh nhân cũng có thể bị sốt nhẹ. Nếu không được hỗ trợ chữa trị trị kịp thời, nó sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm hơn về xương khớp như: thoái hóa khớp, sưng viêm khớp,…
Cách chẩn đoán khô khớp
Để chẩn đoán dịch khớp có bị khô hay không, bên cạnh việc thăm khám, khảo sát triệu chứng và tiền sử bệnh, các bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng như:
– Chụp X-quang: Xác định sơ bộ tình trạng khớp như tổn thương tại xương, sụn khớp, lượng dịch khớp và có thể quyết định người bệnh có nên chụp cộng hưởng từ hay không.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Đánh giá hình ảnh chi tiết của cấu trúc trong khớp để đưa ra phương án hỗ trợ điều trị thích hợp.
– Siêu âm khớp: Phát hiện bất thường ở dịch khớp như màng hoạt dịch, sụn khớp tổn thương.
hỗ trợ điều trị khô khớp theo Tây y
Rất nhiều người thắc mắc khô khớp uống thuốc gì hay có thuốc gì trị đau, khô khớp hay không? Thông thường, khi gặp phải tình trạng đau nhức khớp, bước hỗ trợ điều trị đầu tiên cần giảm các cơn đau sau đó tiến hành bổ sung hoặc kích thích sản sinh dịch khớp.
Sử dụng các thuốc giảm đau, sưng viêm:
Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc dành cho khô khớp như:
Đối với tình trạng đau: Dùng thuốc giảm đau acetaminophen
- Acetaminophen dùng trong trường hợp khô khớp nhẹ đến trung bình, giúp giảm đau, sốt.
- Nên uống với liều 500mg cách mỗi 4-6 giờ/lần
- Nếu sử dụng liều cao và dùng lâu dài có thể gặp phải các tác dụng phụ như chóng mặt, phát ban, ngứa hoặc sưng họng, lưỡi, mặt, rối loạn chỉ số mỡ máu….
Đối với tình trạng sưng viêm:
- Thuốc chống viêm không steroid như Naproxen, Aspirin, Ibuprofen dùng trong những cơn đau, sưng viêm ở mức trung bình
- Chỉ nên dùng ngắn hạn từ 3-5 ngày, tối đa 7 ngày để tránh tác dụng phụ
- Cẩn trọng với một số tác dụng phụ ở các loại thuốc NSAID như buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược cơ thể, đau tức ngực, phát ban, đau dạ dày…
Ngoài ra có thể tiêm hoặc uống một số loại thuốc hoặc chế phẩm như:
Nhóm Corticosteroid dạng tiêm:
- Thường dùng khi khô khớp do viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống
- Có thể giảm nhanh phản ứng sưng viêm tại khớp gối so với thuốc giảm đau đường uống, giúp giảm các phản ứng của thuốc. Chỉ nên tiêm theo chỉ định của bác sĩ
- Tiêm Corticosteroid có thể gây teo gân cơ, trường hợp đái tháo đường có thể làm tăng đường huyết
- Tác dụng phụ gặp phải: nóng mặt, đổ mồ hôi, mất ngủ…
Nhóm Glucosamin:
– Giúp bổ sung chất nhờn cho khớp, hạn chế thoái hóa
– Chỉ nên uống liều từ 1200 – 1500 mg/ngày, uống với nhiều nước, thời gian sử dụng từ 1-2 tháng
– Không nên sử dụng quá 6 tháng với liều lượng cao có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, đau dạ dày…
Hỗ trợ hỗ trợ điều trị khô khớp bằng Đông y
Theo YHCT, việc hỗ trợ điều trị khô khớp chú trọng đến căn nguyên gây bệnh, vừa bồi bổ ngũ tạng, vừa giảm đau, kích thích tăng tiết chất nhờn bảo vệ sụn khớp. Bài thuốc gồm các dược liệu quý như Tang ký sinh, Cẩu tích, Hà thủ ô, Bạch chỉ, Ngưu tất, Thổ phục linh, Thiên niên kiện,… giúp giảm đau, sưng viêm và cải thiện chức năng sụn khớp, thúc đẩy quá trình sản sinh dịch khớp. Trong đó:
– Thiên niên kiện: Trừ thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp tê bại, tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt.
– Tang kí sinh: Bổ can thận, mạnh gân cốt. Dùng hỗ trợ chữa trị gân xương đau nhức, đau lưng, lưng mỏi đau
– Cẩu tích: trị thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh
– Hà thủ ô: Bổ gan, thận, bổ máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết, mạnh gân xương
– Bạch chỉ: phát biểu, khứ phong, giảm đau, làm thuốc thư cân.
– Ngưu tất: Phá huyết, hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt
– Thổ phục linh: Mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
Ứng dụng tinh hoa của Bài thuốc, Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA đã sản xuất sẩn phẩm PQA Thiên niên kiện có tác dụng Bổ gân xương, thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp. Dùng rất tốt cho người bị thoái hóa xương khớp, khô cứng khớp, khớp kêu lục cục khi vận động, thoái hóa đốt sống lưng, khô dịch khớp.
KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Kết hợp Hoạt huyết dưỡng não => Lưu thông khí huyết, giảm đau
Kết hợp mệnh môn thủy => Bổ thận âm, mạnh gân cốt
Bộ sản phẩm hoàn hảo dành cho người bị khô khớp
LIỆU TRÌNH SỬ DỤNG:
Từ 10 ngày đến 30 ngày: Giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở xương khớp
Từ 30 ngày đến 90 ngày: Bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng can thận, dưỡng chính khí, loại bỏ tà khí – căn nguyên gây bệnh
Từ 90 ngày đến 180 ngày: cải thiện chức năng tạng phủ, nuôi dưỡng sụn khớp, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phương pháp cải thiện và phòng tránh khô dịch khớp
Khô khớp gây không ít phiền toái cho người bệnh. Chính vì vậy việc phòng tránh luôn là vấn đề hàng đầu được nhiều người quan tâm. Để đẩy lùi nguy cơ mắc khô khớp bạn nên:
– Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, khoa học: Khi cơ thể của chúng ta bước vào quá trình lão hóa thì việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng giúp tăng chất nhờn cho khớp là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, rượu bia hay các chất kích thích. Thay vào đó, hãy sử dụng những món ăn nhiều chất xơ và vitamin (đặc biệt là canxi).
– Áp dụng chế độ tập luyện đều đặn và vừa sức: Đây được coi là liều thuốc bổ giúp cơ thể chăm sóc tốt nhất cho xương khớp. Một số bộ môn thể thao như đạp xe, yoga, đi bộ,… sẽ tốt cho quá trình tiết nhờn của khớp gối. Ngoài ra, bạn không nên làm hoạt động quá sức, việc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên xương khớp của bạn.
– Ngồi làm việc đúng tư thế: Ngồi làm việc sai tư thế dễ gây ảnh hưởng tới xương khớp.
– Hạn chế stress, căng thẳng trong quá trình làm việc.
Duy trì lối sống khoa học, tích cực kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tốt để phòng ngừa triệu chứng khô khớp.