DẠ GIAO ĐẰNG PQA

203.000 

  • Công dụng của Dạ Giao Đằng PQA: Giúp giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt do bệnh huyết áp cao gây ra.
  • Trạng thái: Còn hàng.
  • Vận chuyển: Miễn phí vận chuyển toàn quốc
  • Thanh toán: COD – Thanh toán khi nhận hàng

Mô tả

Dạ Giao Đằng PQA là dược phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do huyết áp cao cho người bị huyết áp cao có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

Dạ giao đằng

Dạ Giao Đằng PQA có thành phần :

Trong mỗi gói 5g, chứa 0,5g cao đặc tương đương với các thành phần thảo mộc như sau:

  • Câu đằng:…………… 610mg
  • Ích mẫu:……………… 610mg
  • Phục linh:……………. 610mg
  • Sơn Chi Tử:…………. 610mg
  • Dạ giao đằng:……… 510mg
  • Đỗ trọng:……………. 510mg
  • Hoàng cầm:……….. 510mg
  • Tang ký sinh:………. 440mg
  • Ngưu tất:……………. 440mg
  • Thiên ma:…………… 150mg

Phụ liệu để vừa đủ 1 gói 5 gam.

Công dụng:

Giúp giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt do bệnh huyết áp cao gây ra.

Đối tượng sử dụng:

Sử dụng cho những ai đang bị huyết áp cao thường có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Uống 2 – 3 gói mỗi lần, ngày 3 lần, sau khi ăn.
  • Mỗi đợt dùng kéo dài 3 tháng. Khuyến khích sử dụng 2-3 đợt.

Lưu ý:

  • Sản phẩm Dạ Giao Đằng PQA không chứa đường saccarose (đường kính), sử dụng được cho cả những người bị bệnh tiểu đường.
  • Pha sản phẩm với nước sôi, khấy cho cao thảo dược tan đều rồi uống khi còn ấm.

Bảo quản:

Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.

Hạn sử dụng:

3 năm kể từ ngày sản xuất là hạn sử dụng của sản phẩm Dạ Giao Đằng PQA. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi trên nhãn sản phẩm.

Cảnh báo về sức khỏe:

  • Không sử dụng dạ giao đằng PQA cho người có huyết áp thấp, phụ nữ đang mang thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm.
  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh.

hướng dẫn sử dụng dạ giao đằng pqa

HUYẾT ÁP CAO

hỗ trợ điều trị cao huyết áp theo Y Học Hiện Đại

      Cao huyết áp: theo WHO là khi Huyết áp tâm thu > 140 mmHg và Huyết áp tâm trương > 90 mmHg.

cao huyết áp

Giai đoạn của cao huyết áp

Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương(mmHg)
Huyết áp tối ưu < 120 < 80
Huyết áp bình thường < 130 < 85
Huyết áp bình thường cao 130-139 85-89
Cao Huyết áp mức độ nhẹ 140-159 90-99
Cao Huyết áp mức độ trung bình 160-179 100-109
Cao Huyết áp mức độ nặng > 180 > 110
Cao Huyết áp tâm thu đơn độc > 140 < 90
Nếu Huyết áp tâm thu và tâm trương không cùng một phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại

Bảng Phân loại theo hội Tim Mạch Việt Nam ( năm 2007).

Đánh giá bệnh nhân cao huyết áp

– Đo huyết áp: ở trạng thái nghỉ ngơi, không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp như cafe, thuốc lá.

– Tư thế ngồi đo huyết áp: ngồi trên ghế, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang với mức tim.

Khai thác bệnh sử

– Tiền sử gia đình về các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch máu ngoại biên.

– Tiền sử các bệnh lý về tim mạch như: bệnh mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não.

– Thời gian mắc cao huyết áp và mức độ

– Các thuốc cao huyết áp đã dùng liều lượng, mức độ đáp ứng, tác dụng phụ của thuốc

– Các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống: béo phì, hút thuốc lá, rượu, chế độ ăn nhiều muối hay chất béo, stress tâm lý…

Nguyên nhân gây cao huyết áp

– Cao huyết áp vô căn: chiếm 80-85% , không tìm được nguyên nhân.

– Cao huyết áo thứ phát:

Do thận: viêm cầu thận cấp và mạn tính, bệnh nhu mô thận, bệnh mạch máu thận, u tuyến thượng thận

Do bệnh tim mạch: hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ.

Do thuốc: thuốc cường alpha giao cảm, thuốc tránh thai. Các Hormone ngừa thai, cam thảo, carbenoxolone, A.C.T.H. Corticoides, Cyclosporine, các chất gây chán ăn, các IMAO, chất chống trầm cảm vòng.

Nguyên nhân khác: do ăn uống, nghiện rượu, do thai nghén, do ngừng thở khi ngủ

Biến chứng của bệnh cao huyết áp

hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả theo Y học Cổ truyền

Cao huyết áp là một bệnh thuộc các tạng can thận, tỳ vị bị mất điều hòa mà gây ra bệnh, ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người tạng béo hay cholesterol máu cao. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu liên quan đến mất cân bằng âm dương và gây tác động đến các tạng can và tạng thận làm cho huyết áp tăng cao

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp theo  Y Học Cổ Truyền liên quan đến nhân tố tình chí rối loạn, thói quen ăn uống không điều độ, lao động quá sức hay tham vọng lớn dẫn đến rối loạn công năng của các tạng phủ và khí huyết mà gây nên bệnh.

Muốn hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp bằng đông y phải bồi bổ vào các tạng làm cho các tạng trở về cân bằng huyết áp sẽ tự ổn định.

Hiện nay, các thuốc tân dược hỗ trợ điều trị cao huyết áp thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn làm cho bệnh nhân hay bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng mệt mỏi khi đứng lên đột ngột hay thức dậy vào buổi sáng, nhịp tim nhanh….

Nguyên tắc hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp

Nguyên tắc hỗ trợ điều trị bệnh trong đông y là hỗ trợ chữa trị trị bệnh tức là đi vào nguyên nhân gây ra bệnh để hỗ trợ điều trị bệnh.

Đối với cao huyết áp thì nguyên tắc hỗ trợ điều trị là phải bình can hạ áp, dưỡng huyết an thần. Bài thuốc kinh điển của  Y  Học Cổ Truyền “ Thiên ma câu đằng ẩm” đã được ghi lại trong các sách thiên văn cổ và được các tiền nhân sử dụng để hỗ trợ điều trị cao huyết áp rất hiệu quả.

Dạ giao đằng PQA được sản xuất ứng dụng từ bài thuốc “Thiên ma câu đằng ẩm” có tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp theo cơ chế phối hợp:

– Bình can: Làm cho gan khỏe mạnh, bình hòa

– Dưỡng huyết: Làm cho khí huyết lưu thông

– An thần: Làm cho tinh thần thư thái, ngủ ngon

– Hạ áp: Điều hòa huyết áp, huyết áp không còn cao nữa

KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Dạ giao đằng

Kết hợp với Kim Ngân phong => Thanh nhiệt, giải độc

Dạ giao đằng

Kết hợp với Mệnh môn thủy => Bổ thận âm, tư âm dưỡng huyết

Bộ sản phẩm hoàn hảo dành cho người huyết áp cao

Chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp chuẩn nhất

Bệnh nhân tăng huyết áp nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để giữ huyết áp ổn định và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Dưới đây là chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp được bác sĩ khuyến cáo.

1. Tập thể dục

Với sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng, thói quen luyện tập thể thao giữ vai trò quan trọng. Khi cơ thể hoạt động rèn luyện thể thao, lượng cholesterol trong máu sẽ được điều hòa, ngăn ngừa hình thành và phát triển xơ vữa động mạch. Đồng thời, mạch máu cũng được làm giãn và tăng khả năng đàn hồi, từ đó giảm sức cản máu ngoại biên.

Đây là nguyên nhân giúp bệnh nhân tăng huyết áp khi luyện tập thể dục rèn luyện sức khỏe đều đặn, duy trì huyết áp bình thường. Tuy nhiên, chế độ sinh hoạt này cần kéo dài ít nhất 2 – 3 tháng mới thấy hiệu quả kiểm soát huyết áp ổn định.

Đi bộ rất tốt cho huyết áp và sức khỏe tim mạch

Lựa chọn phương pháp tập luyện ở bệnh nhân tăng huyết áp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Trong đó, đi bộ và chạy là hai bài tập tốt nhất để giảm huyết áp, với người già có thể didi bộ chậm hơn, thường xuyên và liên tục.

2. Ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thiếu ngủ là yếu tố tác động làm tăng huyết áp và trầm trọng bệnh hơn ở các bệnh nhân cao huyết áp. Thời gian tối thiểu tim cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động là từ 6 – 8 tiếng, đồng thời thần kinh cũng thực hiện điều hòa hormone cơ thể, giúp ổn định huyết áp.

Vì thế nếu ngủ quá ít và ngủ quá muộn, khiến tim phải làm việc quá sức hoặc giấc ngủ chập chờn sẽ khiến nhịp tim nhanh, áp lực lên thành mạch cao hơn, do đó huyết áp cũng cao hơn. Trong khi đó nếu ngủ, tuần hoàn máu chậm và đều hơn, tim được nghỉ ngơi và huyết áp cũng giảm hơn.

3. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Hoạt động gắng sức kéo dài cũng là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của hệ tim mạch. Không chỉ cơ thể mà tim cũng phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu cho cơ thể, do đó bệnh nhân tăng huyết áp nên hạn chế làm việc nặng, dùng sức kéo dài.

Nghỉ ngơi hợp lý là cách để kiểm soát huyết áp ổn định

Huyết áp không chỉ chịu ảnh hưởng từ hoạt động của tim và mạch máu mà còn chịu tác động từ hệ thần kinh. Vì thế bệnh nhân huyết áp cao nên kiểm soát cảm xúc, tâm trạng, không nên quá căng thẳng hoặc thay đổi cảm xúc quá đột ngột.

Chế độ ăn phù hợp cho người tăng huyết áp

Bên cạnh chế độ sinh hoạt thì chế độ ăn cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.

1. Giảm năng lượng

Bệnh nhân có cân nặng bình thường cũng cần kiểm soát năng lượng nạp vào cơ thể dựa trên chỉ số khối cơ thể. Nếu béo phì, phải giảm năng lượng nạp vào kết hợp các biện pháp giảm cân mới có thể kiểm soát tốt huyết áp cao và nguy cơ biến chứng.

  • BMI từ 25 – 29,9: Nên nạp năng lượng từ thực phẩm 1.500 kcal mỗi ngày.
  • BMI từ 30 – 34,9: Nên nạp năng lượng từ thực phẩm 1.200 kcal mỗi ngày.
  • BMI từ 35 – 39,9: nên nạp năng lượng từ thực phẩm 1.000 kcal mỗi ngày.
  • BMI lớn hơn 40: Năng lượng đưa vào mỗi ngày nên kiểm soát ở mức tối đa 800 kcal mỗi ngày.

Nếu tăng huyết áp ở bệnh nhân bị đái tháo đường, tiền đái tháo đường hoặc béo phì thì ngoài giảm năng lượng, cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều cholesterol, năng lượng cao. Thể trọng cơ thể càng cao thì huyết áp càng tăng và nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp càng cao.

2. Thực phẩm nên hạn chế

  • Những thực phẩm giàu acid béo no và cholesterol như: đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ,… làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu và khiến tăng huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối và chất bảo quản không tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Thực phẩm nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện trong kẹo, mứt, bánh ngọt,…
  • Thực phẩm mặn, chứa nhiều muối và Natri dễ làm tăng lượng dịch trong máu gây tăng huyết áp và nguy cơ gây cứng thành mạch.
  • Thực phẩm kích thích như: thuốc lá, rượu, cà phê, chè đặc.

Thực phẩm chứa nhiều muối khiến tăng huyết áp nghiêm trọng hơn

3. Thực phẩm nên tăng cường

  • Các món chế biến từ cá, hải sản hoặc thị trắng vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và chất béo vừa tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Thực phẩm có tác dụng an thần, hạ huyết áp như ngó sen, hạt sen,…
  • Tăng muối Kali trong rau củ quả tươi như: khoai tây, rau bí, nước ép cam, quýt, chuối, sữa chua,…
  • Thực phẩm giàu iod như: sứa biển, tôm tép, rau câu, tảo biển,…
  • Vitamin và khoáng chất khác trong các loại rau xanh, rau củ và quả chín.

Hotline: 0987.575.689